phoneGọi điện zaloZalo messengerFacebook buyMua hàng

Bỏ thuốc lá có làm tăng huyết áp không? Bạn nên biết

Cai thuốc lá là việc phải làm nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng cai thuốc lá sẽ dẫn đến những biến đổi không tốt cho cơ thể. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là bỏ thuốc lá có làm tăng huyết áp không hay bỏ thuốc lá hạ huyết áp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được mối quan hệ giữa huyết áp và thuốc lá.

bỏ thuốc lá có làm tăng huyết áp

Huyết áp là gì?

Huyết áp được tạo ra dựa vào sức cản của động mạch kết hợp với sự co bóp của tim. Huyết áp là áp lực của máu cần thiết để tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến các bộ phận trong cơ thể nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể.

Huyết áp của cơ thể con người lên xuống nhiều trong ngày. Ở một người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp sẽ hạ thấp nhất vào khoảng 1 giờ đến 3 giờ sáng khi bạn ngủ say và sẽ lên cao nhất vào thời điểm từ khoảng 8 giờ đến 10 giờ sáng.

Huyết áp cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cơ thể. Khi bạn làm việc tốn nhiều sức lực, tinh thần căng thẳng và xúc động mạnh thì huyết áp sẽ tăng lên và ngược lại nếu bạn thư giãn, nghỉ ngơi huyết áp của bạn sẽ có thể hạ xuống.

Huyết áp cũng thay đổi khi bạn ăn mặn, khi bạn bị lạnh khiến các mạch co mạnh hoặc dùng một số thuốc co mạch, dùng thuốc co bóp cơ tim có thể làm huyết áp tăng lên. Khi ở thời tiết nóng, bị tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi,… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

huyết áp là gì

Huyết áp cao là gì? Triệu chứng thế nào?

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp hoặc lên tăng-xông, được lấy từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp. Đây là một loại bệnh mạn tính do áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao.

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số được gọi là huyết áp tâm trương (diastolic) và huyết áp tâm thu (systolic), hai chỉ số này được dựa vào 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim trong cơ thể người, điều này tương ứng với hiện tượng áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu ở trong động mạch.

Huyết áp lúc bạn nghỉ ngơi thông thường nằm khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Người bị cao huyết áp khi đo thường xuyên cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

huyết áp cao

Cao huyết áp là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực máu này có thể tăng lên cao theo thời gian, đây là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Tăng huyết áp được phân loại như sau:

  • Tiền tăng huyết áp: tường khoảng 120/80 mmHg hoặc cao hơn.
  • Tăng huyết áp độ 1: khoảng 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
  • Tăng huyết áp độ 2: khoảng 160/100 mmHg hoặc cao hơn.
  • Cao huyết áp cấp cứu, đây là một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng): khoảng 180/110mmHg hoặc cao hơn.

Cao huyết áp thường rất khó nhận biết các triệu chứng, người cao huyết áp hầu như không cảm thấy có dấu hiệu gì rõ ràng, chỉ khi người bệnh đi khám bệnh định kỳ hoặc đi khám bệnh khác thì mới phát hiện. Một số triệu chứng của cao huyết áp thường thoáng qua như khó thở, đau đầu hoặc là chảy máu cam.

Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc đi khám một bệnh khác, các nhà khoa học cho rằng bệnh cao huyết áp là một căn bệnh giết người thầm lặng bởi các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, giống như không xảy ra và khó phát hiện.

Bệnh cao huyết áp chỉ được phát hiện được khi bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Các biến chứng của tim mạch có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điều này có thể tước đi sinh mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào

Huyết áp thấp là gì? Triệu chứng thế nào?

Huyết áp cao là một trong những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó huyết áp thấp cũng là một mối đe dọa không kém.

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp đột ngột giảm xuống dưới khoảng 90/60 mmHg. Cụ thể:

  • Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống.
  • Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.

Huyết áp thấp là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh lý và gây ra nhiều tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt hay xảy ra ở người cao tuổi. Huyết áp thấp có thể làm cho thể tích máu giảm đi vì các mạnh bị co lại. Huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu đưa đi cung cấp cho não giảm xuống.

Huyết áp có thể sẽ giảm khi bạn tập thể dục nhiều, ngồi lâu hoặc đang nằm mà đứng dậy. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế đứng hoặc tư thế.

huyết áp thấp

Huyết áp thấp có các triệu chứng như sau:

  • Đau đầu dữ dội hoặc gây ra tình trạng mê sảng
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt
  • Thiếu tập trung
  • Buồn nôn
  • Ngất (xỉu)
  • Mờ mắt
  • Nhịp thở nhanh, nông
  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
  • Trầm cảm
  • Mệt mỏi
  • Có cảm giác khát nước

Tình trạng Huyết áp thấp mãn tính thường không có triệu chứng và ít nghiêm trọng. người bình thường khỏe mạnh tập thể dục thường xuyên có thể hay bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, huyết áp giảm đột ngột có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não. Khi thể tích máu giảm sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng đa cơ quan.

Mối quan hệ giữa huyết áp và thuốc lá

Hút thuốc lá là hiện tượng phổ biến hiện nay, ai cũng biết việc hút thuốc lá là nguy hại nhưng vẫn không từ bỏ được vì nhiều lý do. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do bỏ thuốc lá làm tăng huyết áp. Vì thế, không ít người không bỏ thuốc hoặc hút thuốc trở lại để ổn định huyết áp của mình.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, việc huyết áp tăng chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu sau khi cai thuốc và đây là hiện tượng hết sức bình thường. Qua khoảng thời gian này, huyết áp của bạn sẽ tự ổn định nên không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân của hiện tượng tăng huyết áp sau khi cai thuốc là: do ngừng hút thuốc lá khiến tốc độ chuyển hóa của cơ thể giảm đi dẫn đến mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Kết quả là huyết áp của bạn tăng lên và có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

mối quan hệ giữa huyết áp và thuốc lá

Ngoài ra, việc tăng huyết áp sau khi bỏ thuốc lá còn do cơ thể ngừng được cung cấp nicotine đột ngột làm cho lượng nicotine trong máu bị sụt giảm mà cơ thể lại chưa phục hồi khả năng tiết chất này. Điều đó làm cho khả năng điều chỉnh huyết áp của não bị tổn thương, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Thông thường hiện tượng tăng huyết áp diễn ra trong 3 tháng đầu sau khi cai thuốc. Theo khảo sát, trong giai đoạn này huyết áp của bạn có thể tăng khoảng 20% so với thời điểm trước khi cai thuốc. Nhưng sau thời gian từ 9 tháng tới 1 năm kể từ điếu thuốc cuối cùng huyết áp của bạn sẽ ở mức ổn định. Bên cạnh đó, việc tăng huyết áp sau khi bỏ thuốc lá cũng không thể loại trừ khả năng bạn đang mắc phải những căn bệnh về tim mạch.

Vậy nên: để chắc chắn về nguyên nhân chính xác của tình trạng cao huyết áp hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có giải pháp chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, huyết áp của người cai thuốc lá có thể tăng đột ngột nhưng bạn không nên lo lắng dẫn đến việc tái sử dụng. Bởi hiện tượng này sẽ giảm dần ở các tháng tiếp theo.

Đồng thời, theo báo cáo từ Tổ chức Y tế thế giới, sau 1 năm cai thuốc lá: nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm đi 50%, sau 5 năm: nguy cơ tai biến mạch máu não giảm 100% (như người không hút thuốc). Chính vì thế, hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Cách bỏ thuốc lá không làm tăng huyết áp

Thời gian đầu sau khi bỏ thuốc lá, huyết áp có thể tăng đột ngột. Hiện tượng này là bình thường đối với người cai thuốc lá nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tham khảo những lời khuyên sau từ các bác sĩ chuyên khoa:

  • Bạn cần xây dựng cho mình một bữa ăn khoa học với thật nhiều rau xanh và đồ ăn ít muối, ít dầu mỡ.
  • Hãy áp dụng lối sống lành mạnh bằng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc. Bắt đầu ngày mới bằng những bài tập nhẹ nhàng, tốt cho tim mạch như: đi bộ, tập yoga,…
  • Biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái bằng cách tham gia các hoạt động đoàn thể và cộng đồng.
  • Uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời hạn chế các loại đồ uống như: rượu, bia,…
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe và có giải pháp chữa trị phù hợp.

cách bỏ thuốc lá không làm tăng huyết áp

Bỏ thuốc lá là việc nên làm giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mình và mọi người xung quanh. Hi vọng thông tin từ bài viết giúp bạn hiểu hơn về vấn đề bỏ thuốc lá có tăng huyết áp không? Và cách để hạn chế tình trạng này. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

5/5 (1 bình chọn)