Tác hại của thuốc lá không hề nhỏ đối với những người hút thuốc chủ động và hút thuốc thụ động. Nó gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho hô hấp, tim mạch,… như ung thư phổi, suy tim,… Hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng thỉnh thoảng hút thuốc thì chẳng gây hại nhiều đến cơ thể bằng việc hút thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, ngay từ lần đầu tiên bạn hút thuốc lá đã ảnh hưởng đến cơ thể của bạn rất nhiều. Cùng đọc thông tin dưới đây nói về điều xảy ra với cơ thể khi lần đầu bạn hút thuốc lá.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi lần đầu tiên bạn hút thuốc lá?
Khi bạn hút hơi đầu tiên
Khói thuốc đầu tiên phát ra đậm đặc, để lại một lớp nhầy trong mũi gây nhiễm trùng và viêm. Ngoài ra, nhiệt độ của thuốc lá cũng là môi bạn thâm lại, nếp nhăn, lão hóa.
Khi khói thuốc vào trong miệng
Chúng bắt đầu phá hủy lớp men răng, phủ một lớp màng nâu làm răng xỉn màu. Chất độc hại trong thuốc lá sẽ tạo một màng ngăn chặn lưỡi, vòm họng, vùng bên trong má làm bạn mất vị giác, khô miệng. Khi đến vòm họng, khói thuốc lá sẽ diệt hết những vi khuẩn có lợi làm hơi thở hôi và bị nấm miệng, có thể bị ung thư miệng.
Khi khói thuốc đi vào cổ họng
làm mạch máu co lại ảnh hưởng đến tế bào niêm mạc dẫn đến khô cổ họng, tiếp đến là ho. Khi tế bào cổ họng bị tổn thương dẫn đến sự thay đổi của các tế bào hình thành và tái tạo gây ung thư vòm họng.
Khi khói thuốc vào phế quản và thực quản
Khí quản được các lông mao bao bọc ngăn chặn vật thể lạ xâm nhập. Khi hút thuốc, các lông mao bị hư hại, hoạt động kém hiệu quả dẫn đến ngứa khí quản và gây ho. Thực quản chịu trách nhiệm lưu giữ thực phẩm và axit trong dạ dày, khi các bộ phận này bị suy yếu sẽ gây nên các bệnh như ợ chua, trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Khi bạn thở ra
Tất cả các chất độc hại trong thuốc lá sẽ bám vào đường thở khiến hơi thở của bạn sẽ tăng lên gấp đôi.
Thỉnh thoảng hút thuốc lá vẫn có hại đến cơ thể
Tích tụ chất độc trong phổi
Triệu chứng đầu tiên trong việc hút thuốc lá về cơ bản giống như bệnh hen suyễn chính là những cơ ho thắt phế quản, các bắp thịt lót đường hô hấp sẽ đột nhiên thắt lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hụt hơi, thở khò khè, thở hổn hển, dù là người không bị hen suyễn cũng đều bị ảnh hưởng.
Tác hại của thuốc lá đem lại không chỉ có vậy, nó còn phức tạp hơn nhiều, chất nicotine trong thuốc lá sẽ từ từ phá hủy cơ thể bạn. Khói thuốc lá sẽ ám vào phổi, toàn bộ diện tích phổi được bao bọc bởi chất dịch nhầy. Khi những chất dịch màng phổi này có quá nhiều, nhiều hơn mức sinh lý bình thường thì sẽ chúng sẽ chặn các đường dẫn khí nhỏ trong phổi.
Vì quá nhiều nên những lông mao nhỏ trong phổi (gọi là cilia) sẽ bị khói thuốc lá làm tê liệt, không thể làm sạch được các chất nhầy trong phổi. Khi đêm đến, khi bạn không còn hút thuốc thì cilia mới có thể làm công việc của mình, bạn thường thấy những người hút khi thức dậy buổi sáng sẽ ho nặng và có đờm. Vì cilia đã loại bỏ một phần nhỏ các chất độc trong cơ thể bạn.
Tim làm việc nặng nhọc
Khi bạn hút điếu thuốc đầu tiên thì khói thuốc đã làm ảnh hưởng đến quá trình phân giải và chuyển hóa chất béo trong cơ thể, đây chính là lúc tim bạn làm việc nặng nhọc và miễn cưỡng hơn.
Theo nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc sẽ bị chất nicotine trong thuốc lá làm giảm mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp hơn, cholesterol xấu (LDL) cao sẽ tàn phá cơ thể nặng nề hơn. LDL sẽ trôi dạt trong máu sẽ bám vào thành mạch và lớn dần theo thời gian dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
Nicotine là một chất kích thích, khi khói thuốc vào trong cơ thể ngay lập tức sẽ làm tăng nhịp tim và nhập nhanh hơn bình thường 3 nhịp so với những người không hút thuốc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ nhiều ở những người trẻ tuổi.
Nicotin kích thích dạ dày, làm rối loạn hoạt động tiêu hóa
Hút thuốc lá cũng chính là nguyên nhân gây trào ngược axit dạ dày, bởi chất nicotine sẽ làm giảm lớp phủ bảo vệ dạ dày, lượng axit tiết ra sẽ tăng lên. Dạ dày tiết ra axit để phân giải thực phẩm và lấy năng lượng cho cơ thể hoạt động, nó cũng có một lợp phủ có tính kiềm để bảo vệ chính mình để trung hòa axit không cho dạ dày tiêu hóa chính nó.
Chất nicotine và khói thuốc sẽ làm giảm lớp phủ trong dạ dày mỏng hơn, giảm trung hòa dẫn đến axit trào ngược, tiết ra nhiều hơn làm cơ thể mất kiểm soát gây rối loạn tiêu hóa.
Đóng băng hoạt động của mũi – xoang – tai
Xoang cũng được lót bằng một lớp lông mao tương tự như cilia trong phổi. Những tác hút thuốc lá đem đến cho xoang cũng giống như đem đến cho phổi. Khi các khói thuốc vào trong mũi thì các sợi lông mao đang hoạt động sẽ bị tê liệt làm các chất dịch nhầy sẽ tích tụ lại trong xoang dẫn đến nhiễm trùng và viêm xoang. Thuốc lá cũng làm cho quá trình tự làm sạch của tai bị đóng băng, ráy tai tích tụ, các chất lỏng chảy xuống tai giữa sẽ bị nhiễm trùng.
Cơn nghiện thuốc bắt đầu từ điếu đầu tiên
Có rất nhiều người cho rằng hút thuốc sẽ làm tinh thần họ thoải mái, thư thái hơn nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Nicotine trong thuốc lá tác động lên não rất nhanh, nó làm xoa dịu các vùng não kiểm soát cảm xúc, cảm giác không gian nhưng đó chỉ là cảm giác nhất thời.
Khi bạn ngừng hút thuốc não bộ của bạn sẽ bị bỏ rơi ngay lập tức làm bạn lo lắng, bồn chồn, bức rức và bạn sẽ phải tiếp tục hút thêm một điếu nữa. Đây chính là cơ chế bắt đầu cho cơn nghiện thuốc lá.